Câu chuyện về cây Cam Thảo

PhuongNH

Member
🌿
🌻
Cam thảo hay Cam thảo bắc (tiếng trung: 甘草, bính âm: gān cǎo) là một loài thực vật có hoa bản địa châu Á, có danh pháp khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch, thuộc Họ Cánh Bướm. Cam thảo phân bố ở nhiều nơi, tuy nhiên ở Trung Quốc hiện nay, Cam thảo trồng ở các tỉnh vùng Hoa bắc, Tây bắc, Đông bắc cho chất lượng tốt hơn cả.
Vào tháng 2 đến tháng 8 hàng năm, người ta đào lấy rễ Cam thảo rồi xếp thành đống, sau đó đem rửa sạch, đồ mềm, xắt thành lát mỏng rồi sấy khô bảo quản dùng dần.
cam thao.jpg
🀄
🌿
Trong Trung y, Cam thảo là một vị thuốc đặc biệt quan trọng, nó có tần suất xuất hiện rất lớn và sử dụng trong hầu hết các phương thang truyền thống.
Theo khảo cứu, ngay từ thời thượng cổ, sách (Nhĩ Nhã) đã có ghi chép về loài thảo mộc này. Sách (Thần Nông Bản Thảo Kinh) gọi là Mỹ thảo, Mật thảo (loại cỏ có vị ngọt). Thời Nam Bắc triều, danh y Đào Hồng Cảnh (陶弘景) lần đầu tiên đề xuất gọi Cam thảo là "Quốc lão". Theo ông, Cam thảo là "Quốc lão" trong vô vàn các loài thảo dược khác bởi chư dược đều lấy Cam thảo làm quân, Cam thảo giúp điều hòa chư dược. Ông nói: "Quốc lão là tên gọi bậc đế vương công thần, dù Cam thảo thực không phải quân vương nhưng xứng được gọi như vậy". Liên quan đến tên gọi "Quốc lão" còn lưu truyền một câu truyện rất hay như thế này:
🌿
📘
Truyện kể rằng, vào những năm Hiếu Vũ Đế, Đào Hồng Cảnh ẩn cư ở vùng Câu Khúc Sơn (nay là Mao Sơn) để chuyên tâm nghiên cứu triết học Lão tử, Trang tử và đạo thuật thần tiên của Cát Hồng. Hiếu Vũ Đế nhiều lần thỉnh lễ mời ông ra trợ giúp mà không được. Triều đình hễ gặp đại sự gì đều xin Đào Hồng Cảnh chỉ giáo, nên người đương thời thường gọi ông là "sơn trung tể tướng". Một hôm, tùy tùng của Hiếu Vũ Đế đến Câu Khúc Sơn khẩn mời Đào Hồng Cảnh hỏa tốc đến gặp vua, không được chậm trễ. Hóa ra, Hiếu Vũ Đế lúc này đang lâm trọng bệnh, nhiều ngày ăn uống không ngon, thượng thổ hạ tả, nhiều Ngự y chẩn trị không đỡ.
... Hiếu Vũ Đế nhớ ra Đào Hồng Cảnh không những là bậc thầy Đạo giáo triết học, tinh thông lý số, thiên văn, địa lý mà còn tường tận y thuật. Qua chẩn bệnh, Đào Hồng Cảnh thấy Hiếu Vũ Đế khí đã suy, tạng phủ hư nhược, tâm phúc đầy chướng, trường minh tiết tả nên tổ phương ra thuốc thế này: " Quốc lão chích, Nhân sâm bỏ đầu, Phục linh bỏ vỏ, Bạch truật đều lượng, đem tán bột mịn, mỗi lần 2 tiền, sắc uống". Đông đảo Ngự y thấy đơn đều không biết "Quốc lão" là vật gì. Đào Hồng Cảnh cười nói: "Quốc lão chính là mỹ xưng của Cam thảo. Cam thảo điều hòa chư dược, không tranh không đoạt, nên gọi Quốc lão"! Các vị Ngự y nghe hồi đều gật đầu nói hay. Hiếu Vũ Đế được Đào Hồng Cảnh chẩn trị, cơ thể dần hồi phục.
🌿
📙
Thời Minh, Lục Xán (陆粲) cũng có chép trong sách (Canh Tỵ Biên) một câu truyện về Cam thảo rất hay như sau: vào một buổi sáng, Ngự y Thịnh Diễn (盛寅) vừa vào Ngự dược phòng thì bất tỉnh nhân sự, các Ngự y khác đều không có cách gì hồi cứu. Lúc này, một vị lang trung dân gian tự tiến cử thuốc sắc để cho Thịnh Diễn uống thì qua khỏi. Hoàng đế hay tin rất vui mừng nên hỏi nguyên cớ, vị lang trung đáp: "chẳng phải kỳ phương diệu dược gì, do Thịnh Diễn chưa ăn gì mà đến dược phòng, vị khí hư nên trúng chư dược chi độc, nên dùng nhất vị Cam thảo sắc đặc cho uống để giải độc, bệnh lui". Hoàng đế nghe xong đại hỷ nên hậu thưởng.
🌿
📘
Trong (Tuần Viên Y Án), y gia cận đại Tiêu Trác Như có viết một truyện thế này: Diêm Sơn danh y Trương Tích Thuần từng gặp một kỳ án: có một hộ nông dân rất đông con, vào mùa đông tát ao bắt cá, nấu ăn buổi trưa. Đến tối, một phụ nữ trong nhà cảm thấy đầy chướng khó chịu, nhưng không để ý, ngày hôm sau người đã cứng đờ. Cả nhà hoảng hốt, ba lần kiểm tra lại, xem trong nồi ngoài canh và xương cá còn lại ra là đoạn Cam thảo dài 4 - 5 thốn. Hỏi lại mới biết, người nhà phụ nữ này nói, vì trẻ nhỏ quấy khóc, nên dùng Cam thảo cho ăn. Đoạn cam thảo trong nồi có thể do đứa trẻ làm rơi, không để ý nên mới nấu cùng. Nhà ngoại phụ nữ đó hay tin không chịu được, cho rằng con gái chết bất đắc kỳ tử, trong đó có một cậu thiếu niên hét lên: Cá mè, Cam thảo, từ cổ đến nay nấu cùng nhau ăn chẳng hề có chuyện mất mạng, cho rằng sự việc do có người nói dối che đậy sự thật! Nếu không sợ sai, cứ nấu canh Cá mè với Cam thảo lại cho ta ăn thì biết. Nói xong liền bắt nhà người nông dân làm vậy. Đồng thời tự tay đem Cá mè và Cam thảo cho vào nồi nấu chín, đem ăn trước mặt mọi người, rồi vừa cười vừa chê mấy người bên cạnh nhát gan, ngu muội. Tối hôm đó quả thực không xảy ra việc gì, nhưng sáng hôm sau, cậu thiếu niên đó người đã cứng đờ, lạnh toát. Rồi, nhà ngoại người phụ nữ đó chẳng thể nói gì, đành ra về trong nước mắt. Chính vì chuyện này mà Trương Tích Thuần nói khi dùng Cam thảo nên kiêng kỵ Cá mè là tốt nhất.
㊙
🌿
Theo Trung y, Cam thảo vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ tỳ ích khí, thanh nhiệt giải độc, chỉ khái khứ đàm, hoãn cấp chỉ thống, điều hòa chư dược. Để hiểu và sử dụng một cách đúng những tác dụng vượt trội đó của Cam thảo thì chúng ta cần hết sức thận trọng vì thực tế cho thấy lạm dụng Cam thảo quá mức cho phép sẽ xảy ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
⚠
⚠
Điều cần biết trước tiên là không dùng Cam thảo cho các trường hợp cao huyết áp, thấp trệ, người đang mang thai hoặc gan, thận suy yếu. Ngoài ra, do tác dụng tương kỵ nhau, không dùng Cam thảo phối hợp với các vị thuốc Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa...
Nguồn: Dương Gia Trang bút ký!
 
Back
Top